Câu 5 Trang 40: Xưng hô trong hội thoại
Ngữ văn tập 1
Câu 5 Trang 40: Xưng hô trong hội thoại

Đọc đoạn trích từ Những năm tháng không thể nào quên (Võ Nguyên Giáp kể). Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác. (Chú ý so sánh: Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không?)

Câu 4 Trang 40: Xưng hô trong hội thoại
Ngữ văn tập 1
Câu 4 Trang 40: Xưng hô trong hội thoại

Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…
  Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là…
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

Câu 3 Trang 40: Xưng hô trong hội thoại
Ngữ văn tập 1
Câu 3 Trang 40: Xưng hô trong hội thoại

Đọc đoạn trích trong Thánh Gióng. Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?

Câu 2 Trang 40: Xưng hô trong hội thoại
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 40: Xưng hô trong hội thoại

Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?

Câu 1 Trang 39: Xưng hô trong hội thoại
Ngữ văn tập 1
Câu 1 Trang 39: Xưng hô trong hội thoại

Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:
 “Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự”.
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?

Câu 2 Trang 38: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Ngữ văn tập 1
Câu 2 Trang 38: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

 Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:

- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã vi phạm phương châm nào trong giao tiếp? Việc không tuân thủ phương châm ấy có lí do chính đáng không? Vì sao?

Câu 1 Trang 38: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Ngữ văn tập 1
Câu 1 Trang 38: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi.
Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố.
Ông bố đáp:
- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy. 

Câu 5 Trang 35: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Ngữ văn tập 1
Câu 5 Trang 35: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về lầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

Câu 4 Trang 35: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Ngữ văn tập 1
Câu 4 Trang 35: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Ở phần "Nhiệm vụ", bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động, hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này. 

Câu 3 Trang 35: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Ngữ văn tập 1
Câu 3 Trang 35: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Qua phần "Cơ hội", em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

Get The Best Blog Stories into Your inbox!

Sign up for free and be the first to get notified about new posts.